Mô hình Cá mập là gì? Cách nhận diện trong Forex

Mô hình Cá mập là một trong những mẫu hình Harmonic hiện đại nhưng lại sở hữu độ chính xác cao trong việc xác định điểm đảo chiều tiềm năng trên thị trường. Vậy mô hình này có cấu trúc như thế nào? Làm sao để nhận biết và áp dụng vào chiến lược giao dịch thực tế? Bài viết sau đây TintucFX sẽ giúp bạn được kiến thức từ lý thuyết đến thực chiến của nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Mô hình Cá mập là gì?

Tìm hiểu tổng quan về mô hình cá mập
Tìm hiểu tổng quan về mô hình cá mập

Mô hình Cá mập (Shark Pattern) là một dạng cấu trúc giá thuộc hệ thống Harmonic, được giới thiệu bởi Scott Carney vào năm 2011. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các mô hình truyền thống như Gartley, Con dơi (Bat), Con cua (Crab) hay Con bướm (Butterfly), nhưng mô hình này đã nhanh chóng được các nhà giao dịch chuyên nghiệp áp dụng rộng rãi nhờ khả năng dự báo điểm đảo chiều của thị trường với độ chính xác cao. Mô hình này có hình dáng đặc trưng giống như chiếc vây lưng của cá mập với cấu trúc dốc hai bên và một vùng lõm nhẹ ở trung tâm.

Điểm khác biệt đáng chú ý giữa Mô hình Cá mập và các mô hình Harmonic khác nằm ở việc đỉnh thứ hai trong xu hướng tăng lại vượt qua đỉnh đầu tiên, trái ngược với đặc điểm thông thường của các mẫu hình khác, nơi mà đỉnh/đáy thứ hai thường thấp hơn hoặc cao hơn đỉnh/đáy trước đó. Đặc biệt, mô hình này tích hợp linh hoạt giữa tỷ lệ Fibonacci – với mức mở rộng 113% – và nguyên lý sóng Elliott, giúp nâng cao hiệu quả phân tích kỹ thuật.

Xem thêm: Fixed Exchange Rate là gì? Ưu nhược điểm, vai trò

Cách nhận biết mô hình Shark

Mô hình Cá mập bao gồm năm điểm chính: 0, X, A, B và C. Trong đó, điểm B thường vượt qua điểm X và đạt đến mức mở rộng tối thiểu là 1,13 và tối đa là 1,618 so với đoạn XA theo Fibonacci Extension.

Để mô hình được xác nhận là hợp lệ, cần đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Đoạn AB phải nằm trong khoảng từ 1,13 đến 1,618 của phép mở rộng Fibonacci dựa trên đoạn XA.
  • Đoạn BC phải đạt ít nhất 113% Fibonacci Extension của đoạn 0X.
  • Đoạn CD thường được dùng làm điểm chốt lời với mục tiêu khoảng 50% Fibonacci Retracement của đoạn BC.

Các biến thể của mô hình Cá mập

Các biến thể của mô hình cá mập
Các biến thể của mô hình cá mập

Mô hình Cá mập tăng giá (Bullish Shark Pattern)

Trong cấu trúc tăng giá, điểm C chính là đỉnh cao nhất của mô hình. Vị trí của điểm C nằm trong khoảng mở rộng Fibonacci từ 1.13 đến 1.618 so với đoạn XA. Điểm D – nơi dự kiến xuất hiện tín hiệu đảo chiều – thường được xác định tại vùng 1.618 đến 2.24 của đoạn BC và đồng thời trùng với mức thoái lui 0.886 hoặc 1.13 của đoạn XA.

Mô hình Cá mập giảm giá (Bearish Shark Pattern):

Ở mô hình này, điểm C đóng vai trò là đáy sâu nhất. Nó thường xuất hiện tại vùng mở rộng Fibonacci từ 1.13 đến 1.618 của đoạn AB. Tương tự như mô hình tăng giá, điểm D được xác định ở mức 1.618 đến 2.24 so với đoạn BC và đồng thời trùng với mức thoái lui 0.886 hoặc 1.13 của đoạn XA.

Chiến lược giao dịch với mô hình Cá mập

Chiến lược giao dịch với mô hình cá mập
Chiến lược giao dịch với mô hình cá mập

Bước 1: Xác định mô hình trên biểu đồ

Trước tiên, nhà giao dịch cần xác định điểm khởi đầu 0, có thể là bất kỳ đáy hoặc đỉnh quan trọng nào. Sau đó, theo dõi diễn biến của thị trường để xác định thêm bốn điểm còn lại (X, A, B, C) dựa trên các dao động rõ nét. Điều kiện tiên quyết là mỗi đoạn sóng phải phù hợp với tỷ lệ Fibonacci đặc trưng của mô hình, nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc xác nhận mô hình.

Bước 2: Vào lệnh tại điểm D

Lệnh mua (với mô hình Cá mập tăng) hoặc bán (với mô hình giảm) sẽ được thực hiện tại điểm D – khi đoạn CD đạt mức mở rộng 1.13 so với đoạn OX. Vị trí điểm D thường nằm trong vùng thoái lui từ 0.886 đến 1.13 so với XA. Tuy nhiên, mức 1.13 được xem là vùng tối ưu để kích hoạt lệnh do xác suất đảo chiều mạnh.

Bước 3: Đặt lệnh dừng lỗ (Stop loss)

Để bảo vệ tài khoản, mức dừng lỗ nên đặt phía sau điểm D, cụ thể tại vùng mở rộng 1.150 của đoạn XA. Nếu giá xuyên thủng mức này, mô hình Cá mập sẽ bị vô hiệu hóa do vi phạm cấu trúc Fibonacci. Việc sử dụng dừng lỗ chặt chẽ là một ưu điểm nổi bật của mô hình này, giúp nhà đầu tư kiểm soát rủi ro hiệu quả.

Xem thêm: Đầu tư Forex dễ hay khó? Tìm hiểu cơ hội và thách thức

Bước 4: Chốt lời theo từng giai đoạn (Take Profit)

Chiến lược thoát lệnh nên chia thành hai mục tiêu:

  • Mục tiêu đầu tiên (TP1): tại mức 50% Fibonacci Retracement của đoạn CD.
  • Mục tiêu thứ hai (TP2): tại vùng điểm C, tương ứng mức hồi lại 100% CD.

Lý do nên sử dụng hai vùng chốt lời là bởi sau khi hoàn tất mô hình Cá mập, thị trường thường có xu hướng hình thành tiếp mô hình 5-0. Do đó, điểm D không chỉ là điểm vào lệnh tiềm năng mà còn là vùng đảo chiều mạnh mẽ.

Xem thêm các kiến thức Forex tại đây!

Lời kết

Mô hình Cá mập không chỉ là một cấu trúc giá mang tính trực quan mà còn là công cụ giao dịch đáng tin cậy trong phân tích kỹ thuật hiện đại. Với sự kết hợp giữa tỷ lệ Fibonacci và nguyên lý sóng, Shark Pattern mang đến cho trader khả năng xác định điểm vào lệnh lý tưởng, quản lý rủi ro hiệu quả và tối ưu hóa lợi nhuận. 

4.6/5 - (225 bình chọn)
Bài viết liên quan