Sàn STP là gì? Tất cả những gì trader cần biết 2025

Sàn STP là một trong những mô hình giao dịch phổ biến trong thị trường Forex, giúp kết nối trực tiếp trader với các nhà cung cấp thanh khoản mà không cần qua bàn giao dịch trung gian. Điều này giúp hạn chế xung đột lợi ích, tăng tốc độ khớp lệnh và đảm bảo tính minh bạch. Tuy nhiên, liệu sàn có thực sự đáng tin cậy? Spread có cao hơn so với ECN không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sàn STP Forex là gì?

Tổng quan về sàn STP
Tổng quan về sàn STP

Sàn STP (Straight Through Processing) trong giao dch Forex là mô hình không qua bàn giao dịch (No Dealing Desk – NDD), đóng vai trò là cầu nối giữa nhà giao dịch và các nhà cung cấp thanh khoản như ngân hàng lớn, sàn ECN hoặc các tổ chức tài chính khác. Khi nhận lệnh từ trader, STP sẽ tự động chuyển lệnh với khối lượng tương ứng đến đối tác thanh khoản, đồng thời cung cấp mức giá mua (Bid) và bán (Ask) tốt nhất.

Cách thức hoạt động của sàn STP

Cách thức hoạt động của sàn STP như thế nào?
Cách thức hoạt động của sàn STP như thế nào?

Khi nhà giao dịch đặt lệnh theo giá thị trường, sàn STP sẽ gửi lệnh với quy mô tương tự đến các nhà cung cấp thanh khoản. Nếu lệnh được khớp, mức giá hiển thị cho trader sẽ bao gồm cả chênh lệch (spread) mà sàn áp dụng. Đối với lệnh giới hạn, sàn sẽ chuyển lệnh với mức giá và khối lượng tương đương, có điều chỉnh theo mức spread của sàn, đảm bảo lệnh của trader được thực hiện khi có đối tác phù hợp.

Giá Bid/Ask hiển thị trên nền tảng là mức giá tốt nhất được tổng hợp từ nhiều nhà cung cấp thanh khoản. Một sàn STP càng liên kết với nhiều nguồn thanh khoản thì càng đảm bảo khả năng khớp lệnh nhanh chóng, hạn chế trượt giá và tối ưu hóa trải nghiệm giao dịch.

Sàn STP Forex tạo ra lợi nhuận chủ yếu từ mức chênh lệch giá giữa các nhà cung cấp thanh khoản và trader. Một số sàn áp dụng spread cố định, trong khi những sàn khác điều chỉnh linh hoạt theo điều kiện thị trường. 

Đặc điểm chung của STP là thường miễn phí hoa hồng nhưng bù lại, spread có thể cao hơn so với sàn ECN. Ngoài ra, do lệnh giao dịch được chuyển thẳng đến nhà cung cấp thanh khoản mà không thông qua sàn giao dịch trung gian, trader có thể yên tâm rằng sàn không can thiệp vào lệnh.

Các loại sàn STP phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có ba loại sàn phổ biến:

  • Sàn White Label: Đây là mô hình dành cho các tổ chức IB hoặc các nhà môi giới có mong muốn phát triển thành một sàn giao dịch riêng. Sàn White Label hoạt động dưới một thương hiệu khác, sử dụng nền tảng, công nghệ và thanh khoản từ sàn mẹ. Tuy nhiên, nếu thực hiện việc chuyển lệnh trực tiếp đến nhà cung cấp thanh khoản, sàn White Label vẫn được xem là sàn STP.
  • Sàn khớp lệnh tức thời: Mô hình này cho phép khớp lệnh ngay lập tức mà không giữ lệnh, sau đó đẩy thẳng đến nhà cung cấp thanh khoản. Nhờ vậy, trader có thể giao dịch với tốc độ cao mà không chịu sự can thiệp từ sàn.
  • Sàn trung gian độc lập: Đây là dạng sàn không trực thuộc bất kỳ tổ chức nào, hoạt động một cách minh bạch và chỉ đóng vai trò trung gian trong việc chuyển lệnh từ trader đến nhà cung cấp thanh khoản.

3 yếu tố quan trọng cần lưu ý trên sàn STP

Yếu tố quan trọng cần chú ý trên sàn STP
Yếu tố quan trọng cần chú ý trên sàn STP

Trước khi quyết định giao dịch tại một sàn STP Forex, nhà đầu tư cần xem xét kỹ lưỡng các yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và tối ưu hóa chi phí. Dưới đây là ba tiêu chí cốt lõi mà trader không nên bỏ qua:

Chất lượng và số lượng nhà cung cấp thanh khoản

Nhà cung cấp thanh khoản đóng vai trò như nguồn cung cấp giá trên thị trường. Sàn giao dịch càng hợp tác với nhiều nhà cung cấp uy tín, mức giá niêm yết càng cạnh tranh và phản ánh sát diễn biến thị trường. 

Nếu chỉ có một nhà cung cấp, mức giá có thể bị thao túng, thiếu minh bạch và dễ xảy ra hiện tượng báo giá lại. Do đó, trader nên ưu tiên các sàn có hệ thống cung cấp thanh khoản đa dạng, giúp đảm bảo tính thanh khoản cao và hạn chế trượt giá.

Cấu trúc chênh lệch giá (spread)

Sàn STP thường áp dụng hai dạng chênh lệch giá: cố định và thả nổi. Spread cố định thường được áp dụng khi sàn chỉ có một hoặc một số ít nhà cung cấp thanh khoản và sử dụng thuật toán để điều chỉnh mức chênh lệch trung bình.

Ngược lại, spread thả nổi linh hoạt theo biến động cung cầu, thường có mức thấp hơn trong điều kiện thị trường thanh khoản cao. Tuy nhiên, sàn thường cộng thêm một khoản phí (markup) vào spread thả nổi, nhằm tạo ra lợi nhuận từ mức chênh lệch này.

Cơ chế khớp lệnh

Có hai cơ chế khớp lệnh phổ biến trên sàn STP: Market Execution (khớp lệnh theo thị trường) và Instant Execution (khớp lệnh tức thì). Trong đó, Market Execution được đánh giá cao hơn về tính minh bạch, tốc độ khớp lệnh nhanh và không bị báo giá lại. Tuy nhiên, giá thực tế có thể chênh lệch một chút so với giá đặt lệnh, đặc biệt trong thời điểm thị trường biến động mạnh. 

Ngược lại, Instant Execution có thể mang lại mức giá đặt lệnh chính xác hơn, nhưng thường bị tình trạng báo giá lại (requote) và tốc độ khớp lệnh không nhanh bằng Market Execution. Do đó, trader nên ưu tiên sàn giao dịch áp dụng cơ chế khớp lệnh theo thị trường, đặc biệt là khi có nhiều nhà cung cấp thanh khoản tham gia.

Sàn STP có thực sự đáng tin cậy? 

Sàn STP có đáng tin cậy không?
Sàn STP có đáng tin cậy không?

Để xác định xem một sàn giao dịch STP có đáp ứng nhu cầu của bạn hay không, cần xem xét kỹ lưỡng những ưu và nhược điểm của mô hình này:

Ưu điểm của sàn STP

  • Loại bỏ xung đột lợi ích: Sàn hoạt động theo cơ chế chuyển tiếp lệnh trực tiếp đến các nhà cung cấp thanh khoản mà không can thiệp vào giao dịch. Điều này giúp hạn chế tối đa tình trạng xung đột lợi ích giữa sàn và nhà đầu tư, đồng thời đảm bảo tính minh bạch trong giao dịch.
  • Tốc độ khớp lệnh nhanh, không bị requote: Nhờ cơ chế Market Execution, lệnh được thực hiện ngay với mức giá tốt nhất từ các nhà cung cấp thanh khoản mà không bị hiện tượng báo giá lại.
  • Mức đòn bẩy cao hơn so với sàn ECN: Sàn STP thường cung cấp mức đòn bẩy hấp dẫn hơn so với ECN, tạo điều kiện cho trader tối ưu hóa vốn giao dịch. Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm với rủi ro cao hơn nếu không có chiến lược quản lý vốn hiệu quả.
  • Yêu cầu ký quỹ thấp hơn ECN: Một số sàn có mức tiền nạp tối thiểu thấp hơn so với sàn ECN, giúp nhà đầu tư tiếp cận thị trường dễ dàng hơn.
  • Phí giao dịch cạnh tranh: Nhiều sàn STP không thu phí hoa hồng hoặc áp dụng mức phí thấp hơn so với các sàn ECN, giúp trader tiết kiệm chi phí giao dịch.

Nhược điểm của sàn STP

  • Chênh lệch giá (spread) cao hơn so với ECN: Do sàn STP hoạt động bằng cách thu lợi nhuận từ mức chênh lệch giá mua/bán, nên spread thường cao hơn so với sàn ECN.
  • Tính minh bạch có thể không tuyệt đối: Trong một số trường hợp, có những sàn giao dịch hoạt động dưới danh nghĩa STP nhưng thực tế lại không chuyển lệnh ra thị trường mà giữ lại (ôm lệnh), tương tự như các sàn MM (Market Maker). Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng giao dịch và mức độ tin cậy của sàn.

Lời kết

Việc lựa chọn sàn STP phù hợp không chỉ giúp trader giao dịch hiệu quả hơn mà còn giảm thiểu rủi ro từ sự can thiệp của sàn. Dựa trên những tiêu chí quan trọng như số lượng nhà cung cấp thanh khoản, cơ chế khớp lệnh và chi phí giao dịch, bạn có thể tìm được một nền tảng uy tín, minh bạch và tối ưu hóa lợi nhuận. 

4.7/5 - (102 bình chọn)
Bài viết liên quan