Mean Reversion là một trong những chiến lược giao dịch phổ biến, đặc biệt dành cho các trader ưa thích bắt đáy và chốt lời ngắn hạn. Nhưng dù chiến lược có tối ưu đến đâu, việc quản lý rủi ro và bảo vệ lợi nhuận vẫn là yếu tố then chốt quyết định thành bại. Vậy trong bối cảnh thị trường biến động bất ngờ, làm thế nào để giữ được lợi thế khi đã vào đúng điểm đảo chiều?
Khái niệm Mean Reversion

Chiến lược giao dịch Mean Reversion (hồi quy về mức trung bình), còn được biết đến với tên gọi Counter-Trend (giao dịch ngược chiều). Dựa trên giả định rằng giá tài sản khi biến động vượt quá mức cân bằng dài hạn sẽ có xu hướng điều chỉnh để quay lại vùng giá trung bình. Mức độ chênh lệch càng lớn, xác suất quay trở lại càng cao.
Tùy theo mức độ phức tạp, chiến lược này có thể được triển khai dưới nhiều hình thức khác nhau với các tập tham số đầu vào đa dạng. Hai hướng tiếp cận phổ biến nhất hiện nay trên thị trường tài chính, gồm:
- Phương pháp cơ bản: Dựa vào các yếu tố định lượng như biến động giá và khối lượng giao dịch.
- Phương pháp nâng cao: Áp dụng các chỉ số định giá như P/E, P/B, lợi nhuận – doanh thu (phân tích cơ bản), hoặc số liệu kinh tế vĩ mô nhằm đánh giá mức độ lệch khỏi giá trị nội tại.
Chiến thuật này được xem là trường phái đối lập với phương pháp Trend Following. Nếu Trend Following tập trung vào việc nắm giữ tài sản trong trung đến dài hạn theo hướng di chuyển chính của thị trường (dựa theo lý thuyết Dow) thì Mean Reversion lại tận dụng các pha điều chỉnh ngắn hạn để vào và thoát lệnh nhanh chóng.
Chiến lược Mean Reversion thường được áp dụng trong bối cảnh nhà giao dịch nhận thấy giá đã bị đẩy lên vùng quá mua hoặc quá bán so với giá trị trung bình dài hạn hoặc giá trị nội tại. Từ đó kỳ vọng giá sẽ quay trở lại vùng cân bằng trong thời gian ngắn.
Xem thêm: Thuế giao dịch Forex là gì? Trader có bắt buộc kê khai?
Chiến thuật Mean Reversion thường được áp dụng

Chiến lược 1: Mô hình 5 nến tăng/giảm liên tiếp
Đây là một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả trong hệ thống giao dịch Mean Reversion. Chiến lược dựa trên giả định: nếu một cổ phiếu tăng liên tiếp 5 phiên, thị trường có thể đang rơi vào trạng thái quá mua; ngược lại, nếu giảm 5 phiên liền, cổ phiếu có thể bị bán quá mức. Khi đó, kỳ vọng giá sẽ điều chỉnh về mức cân bằng – nền tảng cho quyết định vào lệnh theo nguyên lý.
Ví dụ áp dụng:
- Điều kiện mua: Cổ phiếu có 5 phiên liên tiếp đóng cửa thấp dần; giá phiên thứ 5 vẫn trên MA50, cho thấy xu hướng dài hạn còn tích cực.
- Thoát lệnh: Chốt lời sau 3 phiên (T+3) kể từ khi vào lệnh, không xét hành vi giá trong thời gian giữ lệnh.
Chiến lược 2: Xác định vùng quá mua/quá bán với chỉ báo RSI

Chiến lược Mean Reversion này kích hoạt lệnh mua khi hội tụ 3 điều kiện:
- RSI dưới ngưỡng 30 – tín hiệu thị trường rơi vào vùng quá bán mạnh.
- Xuất hiện mẫu nến đảo chiều tăng đáng tin cậy (hammer, doji, bullish engulfing, morning star, bullish harami…).
- RSI phiên hiện tại cao hơn phiên trước, xác nhận lực mua đang hồi phục.
Tín hiệu bán được cân nhắc trong 3 trường hợp:
- Thoát lệnh kỹ thuật: RSI vượt 70 (quá mua) và đồng thời xuất hiện mẫu nến đảo chiều giảm (shooting star, bearish engulfing, evening star…).
- Cắt lỗ: Khi giá xuyên thủng vùng hỗ trợ gần nhất – biện pháp quản trị rủi ro quan trọng trong hệ thống Mean Reversion.
- Chốt lời: Theo tỷ lệ lợi nhuận/rủi ro tối thiểu 1:2 nhằm đảm bảo hiệu quả dài hạn của chiến lược.
Ngoài RSI, có thể dùng thêm chỉ báo Stochastic với thông số mặc định hoặc điều chỉnh linh hoạt. Mức ngưỡng RSI cũng có thể thay đổi (30-70, 20-80, 15-85, 10-90) tùy phong cách giao dịch và kết quả kiểm nghiệm, giúp tối ưu hóa chiến lược Mean Reversion.
Chiến lược 3: Ứng dụng chỉ báo MACD
Chiến thuật Mean Reversion này dựa vào tín hiệu từ Histogram của MACD để đánh giá vùng quá mua hoặc quá bán:
- Điểm mua được xác lập khi:
- Histogram tại phiên liền trước (T-1) nằm dưới mốc 0, phản ánh xu hướng suy yếu.
- Đồng thời, Histogram phiên hiện tại (T) có giá trị lớn hơn phiên trước, cho thấy đà giảm đã chững lại và khả năng đảo chiều tăng.
- Điểm bán được cân nhắc khi xuất hiện một trong các dấu hiệu sau:
- Histogram giảm trở lại, báo hiệu động lượng suy yếu.
- Giá xuyên thủng vùng hỗ trợ gần nhất (áp dụng cho lệnh cắt lỗ).
- Chốt lời tại mức lợi nhuận kỳ vọng theo tỷ lệ R:R đã xác định từ đầu.
Lưu ý: Cả hai chiến lược nêu trên đều có thể được kiểm tra hiệu quả bằng phương pháp thủ công (backtest bằng mắt), phù hợp cho nhà đầu tư mới bắt đầu. Tuy nhiên, để tăng tính tin cậy, cần tiến hành kiểm nghiệm trên tập dữ liệu đủ lớn trước khi áp dụng vào giao dịch thực tế.
Xem thêm: Chỉ báo STC là gì? Cách tính, cách dùng và so sánh
Hạn chế của chiến thuật Mean Reversion

Chiến lược giao dịch Mean Reversion dựa trên hồi quy về mức trung bình thường tỏ ra kém hiệu quả trong bối cảnh thị trường biến động mạnh hoặc quá trầm lắng. Khi giá dao động mạnh, lệnh dễ bị quét dừng lỗ; còn khi thị trường quá ít biến động, lợi nhuận thu được thường không đủ hấp dẫn.
Ngoài ra, do đặc điểm tập trung vào những nhịp điều chỉnh ngắn hạn quanh các vùng tâm lý quá mua hoặc quá bán, phương pháp này dễ bỏ lỡ các xu hướng lớn. Chiến thuật hồi quy chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi áp dụng với cổ phiếu có mức dao động trung bình và trong giai đoạn thị trường đi ngang với biên độ rộng.
Xem thêm các kiến thức Forex tại đây!
Lời kết
Chiến lược Mean Reversion mang lại cơ hội lợi nhuận hấp dẫn trong các pha điều chỉnh ngắn hạn, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro nếu thiếu công cụ bảo vệ hợp lý. Việc kết hợp lệnh Trailing Stop không chỉ giúp khóa lợi nhuận hiệu quả mà còn cho phép lệnh giao dịch “thở” theo xu hướng thị trường. Nếu đang tìm kiếm một hệ thống giao dịch linh hoạt, cân bằng giữa lợi nhuận và an toàn, bạn đừng bỏ qua sự kết hợp chiến lược này.