Sàn NYSE là gì? Điều kiện niêm yết và ưu nhược điểm

Sàn NYSE là cái tên quen thuộc với mọi nhà đầu tư chứng khoán toàn cầu. Được biết đến là một trong những sàn giao dịch lâu đời, uy tín và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới, sàn không chỉ là nơi hội tụ của các doanh nghiệp hàng đầu mà còn mở ra vô vàn cơ hội đầu tư hấp dẫn. Vậy NYSE hoạt động như thế nào? Điều kiện niêm yết ra sao? Nhà đầu tư có thể hưởng lợi gì khi giao dịch tại đây? Cùng khám phá ngay trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về sàn NYSE

Giới thiệu sơ lược về sàn NYSE
Giới thiệu sơ lược về sàn NYSE

Sở giao dịch chứng khoán New York (New York Stock Exchange – NYSE) được thành lập vào năm 1792, đánh dấu sự ra đời của một trong những sàn giao dịch chứng khoán lâu đời và có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Sàn NYSE nổi bật với giá trị vốn hóa thị trường khổng lồ và khối lượng giao dịch hàng đầu toàn cầu. Sàn giao dịch này được điều hành bởi tập đoàn NYSE Group và có trụ sở chính đặt tại số 11, Phố Wall, New York, Hoa Kỳ.

Lịch sử hình thành và các cột mốc quan trọng

Lịch sử hình thành và các cột mốc quan trọng của sàn NYSE
Lịch sử hình thành và các cột mốc quan trọng của sàn NYSE

Sự ra đời của sàn NYSE bắt nguồn từ Hiệp định Buttonwood năm 1792, được ký kết bởi 24 nhà môi giới chứng khoán. Qua nhiều giai đoạn phát triển, sàn đã trải qua nhiều thương vụ sáp nhập và mua lại quan trọng:

  • Năm 2006: NYSE thâu tóm sàn giao dịch điện tử Archipelago, trở thành một tổ chức công khai.
  • Năm 2007: Sát nhập với Euronext, tạo nên NYSE Euronext – sàn giao dịch chứng khoán liên lục địa.
  • Năm 2013: Intercontinental Exchange (ICE) hoàn tất việc mua lại NYSE, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử của sàn giao dịch này.

Bên cạnh đó, sàn NYSE cũng đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng tác động mạnh đến thị trường tài chính:

  • 24/10/1929: Chứng khoán NYSE chính thức được công nhận là chứng khoán quốc gia, cùng với việc chịu sự giám sát của Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC).
  • 11/09/2001: Tạm dừng hoạt động trong 4 ngày sau vụ khủng bố tòa tháp đôi ở New York, gây thiệt hại lên đến 1.400 tỷ USD.
  • 20/12/2012: ICE đề xuất mua lại NYSE Euronext với giá trị thương vụ lên đến 8 tỷ USD.
  • 25/05/2018: Stacey Cunningham trở thành nữ chủ tịch đầu tiên của NYSE.
  • 23/03/2020: Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, sàn NYSE đóng cửa giao dịch trực tiếp và chuyển hoàn toàn sang giao dịch điện tử.
  • 16/05/2022: Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính thăm NYSE và trực tiếp bấm chuông kết thúc phiên giao dịch.

Thời gian giao dịch và cách thức hoạt động sàn NYSE

Là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới, sàn NYSE thu hút nhiều doanh nghiệp niêm yết cổ phiếu để huy động vốn. Ban đầu, sàn hoạt động theo phương thức đấu giá trực tiếp, nhưng với sự phát triển của công nghệ, hầu hết giao dịch nay diễn ra qua hệ thống điện tử, dưới sự hỗ trợ của các nhà tạo lập thị trường (DMM). Dù vậy, nhiều nhà đầu tư vẫn chọn giao dịch trực tiếp với các tài sản giá trị cao.

Thời gian giao dịch: Từ 9h30 – 16h00 (giờ New York), thứ Hai – thứ Sáu. Vào các ngày lễ liên bang, sàn sẽ đóng cửa, với quy định nghỉ bù nếu trùng vào cuối tuần.

Một truyền thống quan trọng tại NYSE là sự kiện rung chuông, báo hiệu phiên giao dịch bắt đầu lúc 9h30 và kết thúc lúc 16h00. Chiếc chuông này được sử dụng từ năm 1903, khi NYSE chuyển đến số 18 Broad St.

Xem thêm: Trading Range là gì? Cách giao dịch hiệu quả cho trader

Thị trường sơ cấp và thứ cấp tại sàn NYSE

Thị trường sơ cấp và thứ cấp tại NYSE
Thị trường sơ cấp và thứ cấp tại NYSE

Khi một doanh nghiệp niêm yết trên NYSE, họ có cơ hội huy động nguồn vốn lớn thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO). Để được niêm yết, công ty phải đáp ứng các tiêu chí nghiêm ngặt về giá cổ phiếu, vốn hóa thị trường và số lượng cổ phiếu tối thiểu.

Ngoài IPO thuộc thị trường sơ cấp, phần lớn giao dịch tại sàn NYSE diễn ra trên thị trường thứ cấp, nơi các nhà đầu tư mua bán cổ phiếu đã phát hành. Thay vì mua trực tiếp từ công ty phát hành, nhà đầu tư sẽ giao dịch với những người đang sở hữu cổ phiếu đó.

Quy trình giao dịch trên sàn NYSE

Các giao dịch tại NYSE chủ yếu được thực hiện thông qua các nhà môi giới và chuyên gia thành viên của sàn. Khi một nhà đầu tư muốn mua hoặc bán cổ phiếu, họ phải thông qua nhà môi giới được cấp phép. Nhà môi giới này sau đó sẽ chuyển lệnh đến nhân viên sàn, và các chuyên gia tại sàn sẽ đảm bảo lệnh được thực hiện theo quy trình hợp lý, khớp với lệnh đối ứng.

Trước đây, các giao dịch chủ yếu được thực hiện thủ công thông qua trao đổi trực tiếp. Nhưng hiện nay, phần lớn lệnh giao dịch được xử lý tự động bằng hệ thống điện tử, giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng và minh bạch hơn.

Điều kiện niêm yết trên sàn NYSE

Điều kiện niêm yết trên sàn NYSE
Điều kiện niêm yết trên sàn NYSE

Các doanh nghiệp muốn tham gia giao dịch trên sàn NYSE cần đáp ứng các tiêu chí tài chính cụ thể, bao gồm:

  • Tổng thu nhập tối thiểu trong năm tài chính gần nhất đạt 75 triệu USD.
  • Tổng lợi nhuận trước thuế trong 3 năm gần nhất tối thiểu 10 triệu USD, trong đó, lợi nhuận năm đầu tiên phải dương và hai năm gần nhất đạt ít nhất 2 triệu USD mỗi năm.
  • Giá trị vốn hóa thị trường phải đạt tối thiểu 100 triệu USD

Xem thêm: Forex Trading là gì? Sai lầm Trading Forex phổ biến

Sàn NYSE có phải là môi trường đầu tư an toàn?

Sàn NYSE có phải là nơi đầu tư an toàn?
Sàn NYSE có phải là nơi đầu tư an toàn?

Nhà đầu tư khi tham gia vào sàn NYSE không chỉ có cơ hội giao dịch với hàng nghìn doanh nghiệp toàn cầu mà còn được hưởng lợi từ hệ thống giao dịch minh bạch, đáng tin cậy.

Ưu điểm của sàn NYSE

  • Tính thanh khoản cao: Hệ thống giao dịch hiện đại giúp đảm bảo lệnh mua/bán được thực hiện nhanh chóng, ổn định.
  • Nền tảng công nghệ tiên tiến: Sàn NYSE liên tục cập nhật các công cụ hỗ trợ nhà đầu tư nắm bắt thông tin tài chính chính xác và kịp thời.
  • Mạng lưới doanh nghiệp rộng lớn: Hơn 50 quốc gia có công ty niêm yết trên NYSE, mang đến đa dạng lựa chọn đầu tư.
  • Cơ chế giám sát nghiêm ngặt: Được quản lý bởi SEC và chính NYSE, giúp bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư và đảm bảo thị trường vận hành minh bạch.

Nhược điểm của sàn NYSE

  • Yêu cầu vốn đầu tư cao: Phần lớn cổ phiếu trên NYSE có giá trị cao, đòi hỏi nhà đầu tư phải có nguồn vốn lớn và ổn định.
  • Tăng trưởng chậm với cổ phiếu Bluechip: Cổ phiếu niêm yết trên sàn NYSE thường thuộc nhóm Bluechip có tính ổn định cao, nhưng ít phù hợp với những nhà đầu tư theo chiến lược lướt sóng.
  • Rủi ro khoảng trống giá: Chênh lệch giá lớn có thể xảy ra, đặc biệt khi đặt lệnh qua đêm, gây khó khăn cho nhà đầu tư ngắn hạn.
  • Yêu cầu kiến thức chuyên sâu: NYSE là một thị trường rộng lớn với biến động liên tục, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kỹ năng phân tích tài chính tốt để đưa ra quyết định chính xác.

Lời kết

Sàn NYSE không chỉ là trung tâm tài chính quan trọng bậc nhất thế giới mà còn là điểm đến của hàng triệu nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội sinh lời. Với hệ thống giao dịch minh bạch, công nghệ hiện đại và sự giám sát chặt chẽ từ SEC, mang đến môi trường đầu tư an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, để thành công trên sàn giao dịch này, nhà đầu tư cần trang bị kiến thức tài chính vững chắc và chiến lược phù hợp.

 

4.8/5 - (147 bình chọn)
Bài viết liên quan