Total Value Locked là một trong những chỉ số quan trọng giúp đánh giá mức độ tin cậy và sức hút của một giao thức DeFi. Nhưng TVL có thực sự phản ánh chính xác giá trị của một dự án? Chỉ số này được tính toán như thế nào và có rủi ro gì khi sử dụng? Hãy cùng TintucFX tìm hiểu cách hoạt động và tại sao nó lại quan trọng đối với hệ sinh thái tài chính phi tập trung.
Total Value Locked là gì?

TVL (Total Value Locked) thể hiện tổng giá trị tài sản bị khóa trong các hợp đồng thông minh của hệ sinh thái DeFi. Chỉ số này phản ánh mức độ tin tưởng của người dùng đối với một giao thức, cũng như tính thanh khoản và sức hút của nền tảng đó trên thị trường. TVL thường được đo lường bằng USD và đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá quy mô cũng như độ phổ biến của dự án.
Công thức tính Total Value Locked
Để xác định giá trị TVL của một giao thức DeFi, cần xem xét ba yếu tố chính: giá thị trường hiện tại, tổng cung lưu hành và vốn hóa thị trường.
Trường hợp 1: Tổng vốn hóa thị trường (Total Market Cap)
Total Value Locked (TVL) = Total token Locked in Protocol * Current price
Trong đó:
- Total Market Cap: Tổng vốn hóa thị trường bị pha loãng.
- Circulating supply: Số lượng token đang được lưu hành trên thị trường.
- Current price: Giá giao dịch hiện tại của token.
Trường hợp 2: Tính toán TVL của một dự án
Total Value Locked (TVL) = Total token Locked in Protocol * Current price
Ngoài ra, tỷ lệ TVL (TVL Ratio) giúp đánh giá mức định giá của một dự án DeFi:
TVL ratio = Total Market Cap/TVL
Nếu chỉ số này nhỏ hơn 1, giao thức có thể đang bị định giá thấp, ngược lại nếu cao hơn 1, nó có thể đang bị định giá quá cao.
Vai trò của Smart Contract trong bảo vệ TVL

Hợp đồng thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính bảo mật cho Total Value Locked, hoạt động như một cơ chế tự động hóa minh bạch giúp giảm thiểu rủi ro gian lận hoặc thất thoát tài sản. Nhờ đó, người dùng có thể tin tưởng vào giao thức và an tâm khi tham gia đầu tư.
Mối liên hệ giữa Circulating Supply và TVL
Khi phân tích Total Value Locked của một dự án DeFi, điều quan trọng là không nhầm lẫn giữa TVL và nguồn cung lưu hành. TVL phản ánh tổng giá trị của tất cả các token bị khóa trong giao thức, bao gồm cả token gốc của dự án lẫn các tài sản khác đang tham gia vào hệ sinh thái.
Ví dụ, khi người dùng cung cấp thanh khoản cho cặp UNI/ETH trên Uniswap, cả hai loại tài sản này đều được tính vào Total Value Locked của nền tảng. Tuy nhiên, nguồn cung lưu hành của UNI, theo ước tính của Uniswap, bao gồm cả phần token có thể rút để cung cấp thanh khoản. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong quản lý tài sản và hỗ trợ hoạt động giao dịch trên DeFi.
Thông thường, các dự án DeFi kiểm soát lượng token lưu hành để đảm bảo cân bằng giữa cung và cầu, giúp duy trì giá trị token. Một số phương pháp phổ biến để điều tiết nguồn cung bao gồm đốt token hoặc tạo các Pool Farm nhằm giảm lượng token lưu thông, từ đó gia tăng lợi ích cho người dùng.
Để đánh giá tình trạng thực tế của một dự án, nhà phân tích thường so sánh số lượng token bị khóa với nguồn cung lưu hành ước tính. Dữ liệu này giúp xác định xu hướng tích lũy hoặc bán tháo của dự án, cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về sức khỏe tài chính của giao thức DeFi.
Xem thêm: ADX và RSI là gì? Cách kết hợp để xác định xu hướng
Cách hoạt động của Total Value Locked trong DeFi

Quy trình khóa tài sản (Lock) như sau:
- Cung cấp thanh khoản: Người dùng gửi tài sản vào các nhóm thanh khoản để tham gia canh tác lợi nhuận (yield farming), cho vay hoặc đặt cược (staking).
- Hợp đồng thông minh (Smart contract): Tài sản được khóa trong hợp đồng thông minh, giúp tự động hóa giao dịch theo các điều kiện định sẵn.
- Điều kiện giải phóng tài sản: Tài sản bị khóa chỉ được rút ra khi đáp ứng các điều kiện như hoàn thành kỳ hạn staking, thanh toán khoản vay hoặc đạt mục tiêu lợi nhuận.
Tại sao TVL quan trọng với DeFi?
- Đánh giá mức độ phổ biến: TVL cao cho thấy nhiều người dùng tin tưởng và đầu tư vào giao thức, thể hiện sự thành công và sức hút của dự án.
- Xác định thanh khoản sẵn có: Total Value Locked lớn đồng nghĩa với việc có nhiều vốn để hỗ trợ hoạt động cho vay, vay mượn và giao dịch, giúp giảm lãi suất và cải thiện hiệu suất thị trường.
- Dự đoán doanh thu tiềm năng: Các giao thức DeFi thường kiếm tiền từ phí giao dịch, lãi suất cho vay… TVL cao đồng nghĩa với lượng giao dịch lớn, giúp dự án có nguồn thu bền vững.
Xem thêm: Whitelist trong tài chính và Forex: Cách tham gia và lợi ích
Lưu ý khi sử dụng Total Value Locked

Rủi ro thao túng TVL
Một số giao thức có thể sử dụng chiến thuật gian lận như “wash trading” để tạo ra giá trị TVL ảo. Họ có thể bơm vốn nội bộ hoặc sử dụng tài khoản ảo để làm tăng TVL giả tạo nhằm thu hút nhà đầu tư. Ngoài ra, sự tham gia của các “cá mập” – những nhà đầu tư có khả năng thay đổi Total Value Locked chỉ bằng một giao dịch lớn – cũng có thể khiến chỉ số này trở nên kém chính xác.
Ảnh hưởng của biến động thị trường
Total Value Locked không chỉ phản ánh lượng vốn thực sự bị khóa mà còn bị ảnh hưởng bởi biến động giá token. Khi giá token tăng, TVL cũng tăng dù không có dòng vốn mới; ngược lại, nếu giá giảm, TVL có thể sụt giảm mạnh, gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhà đầu tư.
Lời kết
Total Value Locked là thước đo quan trọng giúp đánh giá tiềm năng và mức độ thanh khoản của các dự án DeFi. Tuy nhiên, nhà đầu tư không nên chỉ dựa vào TVL mà cần xem xét nhiều yếu tố khác như tỷ lệ TVL, biến động thị trường và rủi ro thao túng. Việc hiểu rõ sẽ giúp trader đưa ra quyết định sáng suốt hơn khi tham gia vào thị trường DeFi đầy biến động này.