Lịch sử lãi suất của FED – Chiến lược theo từng giai đoạn

Lịch sử lãi suất của FED phản ánh những bước đi chiến lược của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trong việc kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế. Từ khủng hoảng tài chính toàn cầu đến phục hồi hậu đại dịch, FED đã liên tục điều chỉnh lãi suất để thích nghi với tình hình kinh tế. Là một trader hoặc nhà đầu tư, bạn có tự hỏi những thay đổi này ảnh hưởng ra sao đến thị trường tài chính? Cùng tìm hiểu các giai đoạn để nắm rõ chiến lược chính sách tiền tệ và dự đoán xu hướng trong tương lai.

Cập nhật lịch sử lãi suất của FED hiện nay

Cập nhật lịch sử lãi suất của FED hiện nay
Cập nhật lịch sử lãi suất của FED hiện nay

Trong cuộc họp gần đây nhất diễn ra vào ngày 18/09/2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã quyết định giảm lãi suất tham chiếu thêm 50 điểm cơ bản (tương đương 0,5%), đưa mức lãi suất xuống khoảng 4,75 – 5%. Đây được coi là một bước đi nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh FED đánh giá tình hình hiện tại.

FED đã khẳng định sẵn sàng điều chỉnh chính sách tiền tệ nếu có bất kỳ rủi ro nào đe dọa sự ổn định của nền kinh tế. Theo dự báo từ các quan chức FED, lãi suất tham chiếu có khả năng tiếp tục giảm thêm 0,5% vào cuối năm 2024. Trong năm 2025, lãi suất dự kiến sẽ được hạ thêm 1%, và đến năm 2026, mức giảm tiếp tục là 0,5%, đưa lãi suất về khoảng 2,75 – 3%. Mức lãi suất này được xem là phù hợp với mục tiêu duy trì sự ổn định kinh tế trong dài hạn.

Lịch họp sắp tới của FED trong năm 2024

  • Ngày 06 – 07 tháng 11 năm 2024
  • Ngày 17 – 18 tháng 12 năm 2024

Giai đoạn 2024 – FED giảm lãi suất: Kích thích nền kinh tế

Lịch sử lãi suất của FED: Giai đoạn 2024 - Kích thích nền kinh tế
Lịch sử lãi suất của FED: Giai đoạn 2024 – Kích thích nền kinh tế
Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
18/09/2024 -50 4,75% – 5,0%

Lịch sử lãi suất của FED ghi nhận vào ngày 18/09/2024, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ đã quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sau bốn năm duy trì lập trường thắt chặt. Lãi suất tham chiếu được giảm 50 điểm cơ bản (0,5%), đưa mức lãi suất quỹ liên bang xuống khoảng 4,75% – 5%.

Theo lịch sử lãi suất của FED, họ giảm lãi suất nhằm kích thích kinh tế bằng cách thúc đẩy tiêu dùng, đầu tư và tạo điều kiện dễ dàng hơn cho vay vốn. Lãi suất thấp giúp giảm chi phí vay, gia tăng giá trị tài sản và hỗ trợ xuất khẩu qua tác động tích cực đến tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, lãi suất thấp kéo dài có thể làm tăng nguy cơ lạm phát, đòi hỏi FED phải thận trọng để duy trì sự ổn định kinh tế.

Giai đoạn 2022-2023: FED kiểm soát lạm phát

Lịch sử lãi suất của FED: Giai đoạn FED kiểm soát lạm phát
Lịch sử lãi suất của FED: Giai đoạn FED kiểm soát lạm phát
Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
26/07/2023 +25 5,25% – 5,50%
03/05/2023 +25 5,00% – 5,25%
22/03/2023 +25 4,75% – 5,00%
01/02/2023 +25 4,50% – 4,75%
14/12/2022 +50 4,25% – 4,50%
02/11/2022 +75 3,75% – 4,00%
21/09/2022 +75 3,00% – 3,25%
27/07/2022 +75 2,25% – 2,50%
16/06/2022 +75 1,50% – 1,75%
05/05/2022 +50 0,75% – 1,00%
17/03/2022 +25 0,25% – 0,50%

Theo lịch sử lãi suất của FED vào đầu năm 2022, tổ chức này vẫn duy trì lãi suất thấp để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, mặc dù lạm phát đang tăng nhanh. Từ tháng 3/2022, FED đã triển khai một loạt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ để kiềm chế lạm phát và bảo vệ sức mua của người dân. Trong hơn một năm, lãi suất quỹ liên bang đã tăng từ 0,25% lên mức cao nhất là 5,50%, giúp hạ nhiệt lạm phát.

Chủ tịch FED nhiều lần nhấn mạnh sự ổn định giá cả là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế bền vững, đồng thời cảnh báo rằng lạm phát cao không chỉ làm giảm giá trị đồng tiền mà còn gây khó khăn trong việc tạo ra cơ hội việc làm chất lượng.

Lịch sử lãi suất của FED – Năm 2020: Ứng phó đại dịch 

Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
16/03/2020 -100 0% – 0,25%
03/03/2020 -50 1,00% – 1,25%

Vào đầu năm 2020, nền kinh tế Mỹ vẫn ổn định với tỷ lệ thất nghiệp thấp. Tuy nhiên, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã gây ra khủng hoảng, buộc chính phủ phải áp dụng các biện pháp phong tỏa, dẫn đến mất việc làm hàng loạt và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Để đối phó, FED đã nhanh chóng cắt giảm lãi suất xuống mức gần 0% nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Mặc dù kinh tế Mỹ bắt đầu hồi phục vào giữa năm 2020, hậu quả của đại dịch vẫn để lại những tác động lâu dài trên phạm vi toàn cầu.

Năm 2019: FED điều chỉnh lãi suất trong chu kỳ kinh tế

Lịch sử lãi suất của FED: Năm 2019: Điều chỉnh lãi suất trong chu kỳ kinh tế
Lịch sử lãi suất của FED: Năm 2019: Điều chỉnh lãi suất trong chu kỳ kinh tế
Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
31/10/2019 -25 1,50% – 1,75%
19/09/2019 -25 1,75% – 2,00%
01/08/2019 -25 2,00% – 2,25%

Trong năm 2019, lịch sử lãi suất của FED ghi nhận ba lần hạ lãi suất nhằm ứng phó với các rủi ro kinh tế, đặc biệt là căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Những điều chỉnh này nhằm giữ cho nền kinh tế ổn định và duy trì đà tăng trưởng. Thời điểm này, lạm phát ở Mỹ thấp hơn mức mục tiêu 2% của FED, đồng nghĩa với việc giá cả không tăng quá nhanh.

Giai đoạn 2015 – 2018: FED tăng lãi suất 

Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
20/12/2018 +25 2,25% – 2,50%
27/09/2018 +25 2,00% – 2,25%
14/06/2018 +25 1,75% – 2,00%
22/03/2018 +25 1,50% – 1,75%
14/12/2017 +25 1,25% – 1,50%
15/06/2017 +25 1,00% – 1,25%
16/03/2017 +25 0,75% – 1,00%
15/12/2016 +25 0,50% – 0,75%
17/12/2015 +25 0,25% – 0,50%

Sau cuộc khủng hoảng năm 2008, lịch sử lãi suất của FED ghi nhận một giai đoạn lãi suất thấp kỷ lục nhằm hỗ trợ nền kinh tế vượt qua khó khăn. Từ năm 2015, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Janet Yellen, FED bắt đầu tăng lãi suất trở lại nhằm bình thường hóa chính sách tiền tệ trong bối cảnh kinh tế phục hồi. Tuy nhiên, lạm phát vẫn chưa đạt mục tiêu của FED, dẫn đến các đợt tăng lãi suất diễn ra chậm rãi và thận trọng.

Năm 2008: FED đối phó với cuộc Đại suy thoái

Lịch sử lãi suất của FED: Năm 2008 - FED đối phó với cuộc Đại suy thoái
Lịch sử lãi suất của FED: Năm 2008 – FED đối phó với cuộc Đại suy thoái
Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
16/12/2008 -100 0% – 0,25%
29/10/2008 -50 1,00%
08/10/2008 -50 1,50%

Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2009, bắt nguồn từ sự sụp đổ của thị trường nhà ở tại Mỹ, là một trong những chương đen tối trong lịch sử lãi suất của FED. Nhiều gia đình rơi vào cảnh mất nhà cửa và việc làm, buộc FED phải hành động quyết liệt để ứng phó với mức độ nghiêm trọng của suy thoái.

Ngoài việc giảm lãi suất xuống mức thấp chưa từng có (0% – 0,25%), FED đã triển khai chương trình nới lỏng định lượng (QE) – mua vào khối lượng lớn trái phiếu để tăng cường thanh khoản và kích thích nền kinh tế. Dù nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi, cuộc khủng hoảng này vẫn để lại những tác động lâu dài, khiến nhiều người phải đối mặt với khó khăn.

Năm 2007 – 2008: FED đối phó tình hình thị trường nhà ở

Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
30/04/2008 -25 2,00%
18/03/2008 -75 2,25%
30/01/2008 -50 3,00%
22/01/2008 -75 3,50%
11/12/2007 -25 4,25%
31/10/2007 -25 4,50%
18/09/2007 -50 4,75%

Năm 2006, FED tăng lãi suất để kiểm soát tăng trưởng nóng. Tuy nhiên, thị trường nhà ở sụp đổ vào năm 2007 khiến nền kinh tế Mỹ lao đao, buộc FED phải liên tục hạ lãi suất để hạn chế tổn thất. Việc giảm lãi suất được kỳ vọng sẽ khôi phục tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lạm phát nếu lãi suất duy trì ở mức thấp quá lâu.

Giai đoạn 2005 – 2006: FED ngăn bong bóng bất động sản

Giai đoạn 2005 - 2006: FED ngăn bong bóng bất động sản
Giai đoạn 2005 – 2006: FED ngăn bong bóng bất động sản
Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
29/06/2006 +25 5,25%
10/05/2006 +25 5,00%
28/03/2006 +25 4,75%
31/01/2006 +25 4,50%
13/12/2005 +25 4,25%

Từ năm 2004, lịch sử lãi suất của FED ghi nhận một chu kỳ tăng lãi suất đáng chú ý nhằm kiểm soát nguy cơ bong bóng bất động sản đang bùng nổ. Lãi suất quỹ liên bang đã tăng từ 1% lên 5,25% vào năm 2006. Chính sách này nhằm hạ nhiệt thị trường, duy trì lạm phát trong tầm kiểm soát, đồng thời giữ tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

Giai đoạn 2002-2003: FED giảm lãi suất để phục hồi kinh tế

Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
25/06/2003 -25 1,00%
06/11/2002 -50 1,00%

Sau cuộc suy thoái dot-com năm 2001, lịch sử lãi suất của FED ghi nhận một giai đoạn giảm mạnh lãi suất nhằm thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư. Vào tháng 6/2003, lãi suất quỹ liên bang giảm xuống 1%, mức thấp nhất trong 45 năm, nhằm ngăn chặn nguy cơ giảm phát và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Giai đoạn 1999-2000: FED kiểm soát bong bóng dot-com

Lịch sử lãi suất của FED: Giai đoạn 1999-2000
Lịch sử lãi suất của FED: Giai đoạn 1999-2000
Ngày họp Thay đổi lãi suất (bps) Lãi suất quỹ liên bang
16/05/2000 +50 6,50%
21/03/2000 +25 6,00%

Cơn sốt dot-com từ năm 1995 đến 2000 đã đẩy giá cổ phiếu công nghệ lên cao ngất ngưởng. Để đối phó, lịch sử lãi suất của FED ghi nhận một chu kỳ tăng lãi suất đáng chú ý trong năm 1999-2000, , đưa lãi suất quỹ liên bang lên 6,50%. Chính sách này nhằm ngăn lạm phát và duy trì ổn định kinh tế.

Lời kết

Lịch sử lãi suất của FED không chỉ là câu chuyện về những con số, mà còn phản ánh sự thay đổi của nền kinh tế toàn cầu. Việc nắm vững các giai đoạn điều chỉnh lãi suất sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách FED tác động đến thị trường và cơ hội đầu tư. Chúc bạn thành công.

 

4.6/5 - (194 bình chọn)
Bài viết liên quan