Giao dịch CFD là công cụ tài chính hiện đại, cho phép nhà đầu tư kiếm lợi từ biến động giá mà không cần sở hữu tài sản cơ sở. Nhưng CFD hoạt động như thế nào, ưu nhược điểm ra sao, làm thế nào để áp dụng các chiến lược giao dịch hiệu quả? TintucFX sẽ giúp bạn tìm hiểu để bạn tự tin hơn trong hành trình đầu tư của mình.
CFD là gì? Giao dịch CFD là gì?
CFD (Contracts for Difference hay còn gọi Hợp đồng chênh lệch) là thỏa thuận giữa hai bên – bên mua và bán – nhằm trao đổi khoản chênh lệch giá của loại tài sản tại thời điểm mở, đóng hợp đồng. Đây là công cụ tài chính phái sinh, cho phép nhà đầu tư kiếm lời từ biến động giá mà không cần sở hữu thực sự tài sản cơ sở.
Hiểu đơn giản, giao dịch CFD mô phỏng cách thức giao dịch truyền thống, trong đó nhà đầu tư dựa vào sự thay đổi giá của một loại sản phẩm tài chính để tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, thay vì sở hữu trực tiếp tài sản, nhà đầu tư chỉ cần dự đoán xu hướng giá và thực hiện các giao dịch dựa trên chênh lệch giá.
Trong giao dịch tài chính truyền thống, nhà đầu tư mua cổ phiếu tiềm năng, sau đó chờ giá tăng để bán ra, thu lợi nhuận từ chênh lệch giữa giá mua – bán. Tương tự, với giao dịch CFD bạn cũng có thể kiếm lời từ sự tăng giá.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt là bạn cũng có thể kiếm lợi nhuận khi giá giảm bằng cách thực hiện các giao dịch bán khống. Khi hợp đồng kết thúc, nếu giá tăng, bên bán phải trả khoản chênh lệch cho bên mua. Ngược lại, nếu giá giảm, bên mua sẽ thanh toán phần chênh lệch cho bên bán.
Ưu và nhược điểm của giao dịch CFD
Ưu điểm của giao dịch CFD
- Không yêu cầu sở hữu tài sản cơ sở: Một trong những lợi thế lớn nhất của CFD là nhà đầu tư không cần phải sở hữu tài sản cơ sở. Điều này giúp loại bỏ các vấn đề liên quan đến lưu trữ, bảo quản hoặc rủi ro liên quan đến tài sản có giá trị cao như vàng, bạch kim hay kim cương. Nhà đầu tư chỉ cần dựa vào biến động giá để tìm kiếm lợi nhuận.
- Tiết kiệm chi phí: Do không sở hữu trực tiếp tài sản, nhà đầu tư giao dịch không phải chịu các loại thuế áp dụng cho tài sản cơ sở ở nhiều quốc gia. Ngoài ra, chi phí giao dịch CFD thường thấp hơn so với các hình thức đầu tư truyền thống, cho phép mở rộng quy mô giao dịch hiệu quả.
- Lợi nhuận từ cả hai chiều tăng và giảm: Không giống như giao dịch truyền thống, CFD cho phép nhà đầu tư kiếm lời từ cả hai chiều của thị trường. Nếu dự đoán giá tăng, nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh “mua” (go long). Ngược lại, nếu kỳ vọng giá giảm, lệnh “bán” (go short) sẽ là lựa chọn phù hợp.
- Đòn bẩy linh hoạt và chi phí thấp: CFD cung cấp tỷ lệ đòn bẩy cao, từ 1:10 đến 1:500, giúp nhà đầu tư tiếp cận vị thế lớn hơn với số vốn nhỏ hơn. Đòn bẩy này làm tăng cơ hội lợi nhuận nhưng đồng thời cũng đi kèm với rủi ro cao.
- Đa dạng tài sản và thị trường: Với một tài khoản CFD, nhà đầu tư có thể giao dịch hơn 17.000 loại tài sản trên các thị trường toàn cầu, bao gồm cổ phiếu, tiền điện tử, hàng hóa, chỉ số và ngoại hối. Điều này mang đến cơ hội đầu tư rộng lớn và linh hoạt.
Nhược điểm của giao dịch CFD
- Chi phí spread: Khi mở và đóng lệnh giao dịch CFD, nhà đầu tư phải trả phí spread. Điều này có thể làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận từ các khoản lợi nhỏ, vì ngay cả khi giao dịch có lời hay lỗ, chi phí spread vẫn được áp dụng.
- Rủi ro từ đòn bẩy cao: Mặc dù đòn bẩy là lợi thế nhưng nó cũng đồng nghĩa với tăng rủi ro. Chỉ một biến động nhỏ không như dự đoán có thể dẫn đến việc mất toàn bộ số tiền ký quỹ khi sử dụng đòn bẩy quá cao.
- Độ rủi ro cao hơn so với cổ phiếu: So với giao dịch cổ phiếu truyền thống, CFD đòi hỏi nhà đầu tư phải quản lý rủi ro chặt chẽ, phản ứng nhanh với biến động. Một quyết định sai lầm trong giao dịch có thể dẫn đến thiệt hại lớn hơn nhiều so với việc đầu tư cổ phiếu thông thường.
Các hình thức giao dịch CFD phổ biến
- Giao dịch trong ngày (Day Trading): Hình thức giao dịch này yêu cầu nhà đầu tư mở và đóng vị thế trong cùng một ngày, thường chỉ kéo dài vài giờ đồng hồ. Chiến lược này tận dụng sự thay đổi ngắn hạn của thị trường và giúp giảm thiểu rủi ro liên quan đến việc giữ lệnh qua đêm.
- Giao dịch lướt sóng (Swing Trading): Với chiến thuật Swing trong giao dịch CFD, nhà đầu tư tìm kiếm những cơ hội từ các biến động giá ngắn hạn, giữ vị thế từ 1 ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, việc giữ lệnh qua đêm tiềm ẩn rủi ro cao hơn so với giao dịch trong ngày khi thị trường bị ảnh hưởng bởi các sự kiện không lường trước.
- Giao dịch Scalping: Scalping là chiến lược tập trung vào những biến động giá nhỏ trong ngày. Nhà đầu tư chỉ giữ lệnh trong vài giây đến vài phút, với mục tiêu thu lợi nhuận nhỏ nhưng liên tục. Để đạt được lợi nhuận đáng kể, chiến lược này thường yêu cầu thực hiện nhiều lệnh giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy cao.
- Giao dịch dài hạn: Chiến lược giao dịch CFD này dành cho những nhà đầu tư muốn giữ vị thế từ một tuần trở lên, tập trung vào phân tích cơ bản, kỹ thuật để xác định xu hướng thị trường. Các nhà đầu tư dài hạn thường dựa vào các yếu tố kinh tế vĩ mô, “dữ liệu lớn” và các thông tin tác động mạnh để đưa ra quyết định.
Cách thức hoạt động của CFD
Giao dịch CFD (Hợp đồng chênh lệch) cho phép nhà đầu tư kiếm lợi nhuận dựa trên biến động giá của tài sản mà không cần sở hữu tài sản cơ bản. Trader thực hiện các lệnh dựa trên dự đoán xu hướng tăng hoặc giảm giá của thị trường cùng các công cụ như đòn bẩy, quản lý rủi ro. Quy trình như sau:
- Mở lệnh giao dịch: Nhà đầu tư bắt đầu bằng cách mở lệnh, thiết lập các thông số như vị thế long/short, mức đòn bẩy, số vốn đầu tư, cài đặt các điểm Stop Loss hoặc Chốt lời. Lệnh sẽ duy trì cho đến khi Trader quyết định đóng hoặc khi hợp đồng đạt điểm tự động đóng dựa trên các thiết lập trước đó.
- Kết quả giao dịch:
- Nếu dự đoán của nhà giao dịch chính xác, họ sẽ thu được lợi nhuận từ khoản chênh lệch giá khi lệnh được đóng, và nhà môi giới sẽ thanh toán khoản lợi nhuận đó.
- Ngược lại, nếu giao dịch không như kỳ vọng, khoản lỗ sẽ được trừ vào tài khoản ký quỹ, và nhà môi giới thu phần chênh lệch này.
Những yếu tố quan trọng trong giao dịch CFD
Nhà đầu tư cũng cần nắm vững các khái niệm quan trọng sau để hiểu rõ hơn cách thức hoạt động của giao dịch CFD:
- Phí spread: Đây là khoản chênh lệch giữa giá mua và giá bán của một hợp đồng CFD. Phí này là chi phí cơ bản mà nhà đầu tư cần chi trả khi mở một giao dịch.
- Phí hoa hồng: Một số sàn giao dịch áp dụng phí hoa hồng cho mỗi giao dịch CFD, thường chiếm khoảng 0.1% giá trị của vị thế, với mức phí tối thiểu khoảng 9 USD.
- Khối lượng giao dịch: Các hợp đồng giao dịch CFD có kích thước tiêu chuẩn (lot) tùy thuộc vào loại tài sản được giao dịch, chẳng hạn như cổ phiếu, chỉ số hay hàng hóa.
- Thời hạn hợp đồng: CFD không có thời hạn cố định. Nhà đầu tư có thể dễ dàng đóng lệnh thông qua nền tảng giao dịch mà không cần chờ đến ngày đáo hạn như các sản phẩm tài chính khác.
Lời kết
Giao dịch CFD mang đến cơ hội lớn cho nhà đầu tư nhờ khả năng tận dụng cả hai chiều tăng và giảm của thị trường cùng tỷ lệ đòn bẩy linh hoạt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao, bạn cần hiểu rõ cách thức hoạt động, quản lý rủi ro và lựa chọn chiến lược giao dịch phù hợp. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức hữu ích để chinh phục thị trường một cách tự tin và hiệu quả.